Thanh toán không tiền mặt là gì? Tại sao hình thức thanh toán này trở thành xu hướng của tương lai?

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm, đó là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không sử dụng tiền mặt trở thành xu thế tất yếu bởi nó mang lại nhiều tiện ích rõ rệt cho cả người dân và nền kinh tế.

Thanh toán không tiền mặt là gì?

Thanh toán không dùng tiền mặt trong tiếng Anh là Non-Cash Payments.

Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được thi hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Thanh toán không tiền mặt là gì? Tại sao hình thức thanh toán này trở thành xu hướng của tương lai?

Người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá như chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tài sản hữu hình (mà không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng các công cụ khác nhau để thanh toán. Ngày nay, để thanh toán đơn mua hàng/dịch vụ, người tiêu dùng và người bán không nhất thiết phải trao đổi với nhau mà thông qua các tổ chức tín dụng.

Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

Đối với Ngân hàng, ngân hàng được quản lí nguồn vốn trong thời gian thanh toán nên thanh toán không dùng tiền mặt phát triển có thể giúp ngân hàng tăng cường nguồn vốn huy động giá rẻ.

Ngoài ra trong khi thực hiện hoạt động thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có điều kiện khai thác được thông tin của khách hàng và kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đối với hoạt động tín dụng.

Đối với khách hàng, thanh toán qua ngân hàng mang đến một phương tiện thanh toán an toàn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đấy mạnh tốc độ tiêu dùng.

– Đối với nền kinh tế, do thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản nên đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát hành cũng như lưu thông tiền mặt, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Cuối cùng, khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, nhà quản lí có căn cứ để hoạch định và thực thi các chính sách tiền tệ.

Những tiện ích khi thanh toán không tiền mặt

Đối với nền kinh tế: Giảm nhiều chi phí

– Thứ nhất, đối với các vấn đề vĩ mô, thanh toán không dùng tiền mặt trước hết giảm được rất nhiều chi phí cho ngành tài chính.

Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Nếu như với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như hiện nay sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, rồi chi phí vận chuyển từ ngân hàng (NH) tổng ra các NH nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; chưa kể hạn chế được nạn in tiền giả… Trong khi đó với việc thanh toán phi tiền mặt, mình có thể giảm thiểu những lãng phí trên.

– Thứ hai, việc thanh toán phi tiền mặt còn giúp chống lại việc thất thu thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm rủi ro rửa tiền, nói cách khác là kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp.

– Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt giảm tỉ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền bên mình. Điều này có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NH thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của đi vay để cho vay. Khi NH tăng được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc NH thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó, NH sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế.

Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội, vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.

Thanh toán không tiền mặt là gì? Tại sao hình thức thanh toán này trở thành xu hướng của tương lai?

Đối với người dân: Có lợi khi mua sắm

– Việc thanh toán phi tiền mặt còn mang lại lợi ích cho người dân như tiết kiệm thời gian, công sức của bên trả tiền và bên thu tiền, giảm bớt thời gian đợi chờ tới lượt thanh toán…

Ví như đi nộp tiền điện, thay vì người dân phải bỏ một khoảng thời gian dài đi tới trụ sở, chờ tới phiên thanh toán thì họ có thể ở nhà và thanh toán trên điện thoại, máy tính… chỉ mất khoảng vài phút mà không phải nghỉ việc hay di chuyển trên đường.

Hiện nay, để thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt, nhiều công ty fintech (công nghệ tài chính) và NH đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như giảm giá thành sản phẩm, giảm giá cước sử dụng dịch vụ vận tải… khi thanh toán qua thẻ hay ví điện tử. Điều này có lợi cho người mua sắm.

– Thanh toán phi tiền mặt thông qua ứng dụng hoặc thẻ NH cũng là cách để đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh, xác thực dễ dàng và linh hoạt. Đơn giản, việc chúng ta đi rút tiền theo cách truyền thống tại các cây ATM rất dễ có nguy cơ cho tội phạm thẻ sao chép mật khẩu, số tài khoản hay bị cướp bóc tài sản.

Những lợi ích của việc thanh toán không tiền mặt thời Covid 19

Hạn chế tiếp xúc

Đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan và bùng phát dịch ở khắp nơi trên cả nước đều rất cao. Do đó, hạn chế tiếp xúc là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất mà con người có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, xã hội. Khi sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt, khách hàng không cần phải làm việc với bất kỳ một nhân viên giao dịch nào. Thay vào đó, bạn có thể ngồi tại nhà thanh toán mọi loại hóa đơn chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Không cần đi xa, không cần giao tiếp trực tiếp, tất cả đều có thể thực hiện online.

Chính vì thế, hình thức giao dịch bằng tiền mặt trước đây không còn quá phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại.

Thanh toán nhanh chóng- tiện lợi

Trước đây, người dân phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ để di chuyển và chờ đến lượt mình để làm thủ tục thanh toán. Việc này gây mất thời gian, hao tốn tiền bạc và công sức. Với giao dịch không tiền mặt , khách hàng có thể làm chủ thời gian của mình, hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc. Quá trình thanh toán chỉ diễn ra trong vòng từ 5 đến 10’, cực kì nhanh chóng. Chỉ có có internet và ứng dụng phù hợp, khách hàng có thể thanh toán bất kì một hóa đơn nào chỉ trong giây lát. Đây là một điểm nổi bật của thanh toán không tiền mặt mà mọi người không nên bỏ lỡ.

Ví dụ, khi nạp tiền điện thoại bằng ứng dụng Viettel Money, bạn sẽ được chiết khấu 3-5% giá trị thẻ nạp; khi thanh toán hóa đơn tiền điện cho gia đình, bạn sẽ được giảm 20% trong lần giao dịch đầu tiên và duy trì mức giảm 10% cho các lần thanh toán hàng tháng tiếp theo,…

Đảm bảo an toàn

Thanh toán không tiền mặt qua thẻ ngân hàng hoặc các ứng dụng điện tử giúp tăng tính an toàn khi giao dịch. Với các cách xác minh nhanh gọn và chính xác, người dùng có thể rút ngắn thời gian thanh toán cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro ngoài ý muốn như bị mất cắp tiền khi thanh toán ở nơi đông người, bị dàn cảnh cướp tiền sau khi rút tiền từ cây ATM và hàng ngàn mối đe dọa khác.

Tóm lại, sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người, thanh toán không tiền mặt sẽ giúp khách hàng bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mình trong mùa dịch căng thẳng. Chỉ cần chọn đúng một ứng dụng thanh toán đáng tin cậy, bạn sẽ có thể thanh toán mọi thứ tại nhà trong tích tắc.

Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản.

Thứ hai: Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán.

Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.

Nếu người mua chậm trễ thanh toán hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.

Thứ ba: Người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán đồng thời phải kiểm soát kĩ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.

Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:

– Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không cần có lệnh của người chi trả (không cần có chữ kí của chủ tài khoản trên chứng từ) chỉ áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như uỷ nhiệm thu, hay lệnh của toà kinh tế.

– Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá. Cung cấp đầy đủ các chứng từ trong quá trình thanh toán cho khách hàng.

Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hạch toán không chính xác gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách hàng theo chế tài chung.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Mastercard, Visa card…

Thanh toán không tiền mặt là gì? Tại sao hình thức thanh toán này trở thành xu hướng của tương lai?

Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến sau:

  • Séc thanh toán: séc chuyển khoản, séc được bảo chi, séc được bảo lãnh
  • Uỷ nhiệm chi
  • Uỷ nhiệm thu
  • Thẻ thanh toán
  • Thư tín dụng nội địa

Séc thanh toán

Séc thanh toán là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Ở Việt Nam séc được đưa vào sử dụng theo quyết định của ngân hàng số 57/NHQĐ ngày 24/6/1987.

Uỷ nhiệm chi

Uỷ nhiệm chi là lệnh của người trả tiền cho ngân hàng về việc trích chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản chủ nợ. Đây là 1 hình thức thanh toán khá phổ biến trong nền kinh tế khi các nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Uỷ nhiệm thu

Uỷ nhiệm thu là lệnh của người thụ hưởng, ra lệnh cho ngân hàng thu tiền của người mua hàng.

Thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là một trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

Thư tín dụng nội địa

Thư tín dụng nội địa là một trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay.

Thư tín dụng nội địa định nghĩa là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính nhằm cung cấp một sự đảm bảo trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.

Xu hướng phát triển thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam

Trong đó các hình thức thanh toán “sạch”, thanh toán không tiếp xúc như thẻ không tiếp xúc, ví điện tử – QR code… đang lấn át trả bằng tiền mặt.

Thanh toán không tiền mặt là gì? Tại sao hình thức thanh toán này trở thành xu hướng của tương lai?

Chuyển dịch từ offline sang online

Làm việc tại nhà từ khi TP.HCM giãn cách, chị Minh Thủy (TP Thủ Đức) cho hay chị trở thành tín đồ cuồng mua sắm. Ngoài đồ ăn thức uống, chị còn mua sắm các vật dụng tiện ích trong gia đình như robot hút bụi, nồi chiên không dầu, máy lọc không khí, gần đây thì đến các mặt hàng thời trang, đồ mặc ở nhà.

“Trước đây đi làm cả ngày bận rộn tôi có ít thời gian mua sắm, còn ở nhà cứ rảnh là tôi lướt mạng, đặt mua rồi thanh toán online luôn bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản, rất tiện”, chị Minh Thủy nói.

Chị Hoài An (Phú Nhuận) cũng cho hay trước đây không thường xuyên mua hàng online nhưng qua hai mùa dịch, “trình” mua sắm và thanh toán online của chị tăng vài bậc. Thanh toán online đã giúp chị rất nhiều trong hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh dịch.

Không chỉ chuyển khoản như trước, giờ chị còn thanh toán online, thanh toán qua ví điện tử, nạp tiền điện thoại qua ví, đặt đồ ăn trả tiền qua app…

Sau đó thành quen, những thời điểm dịch giảm có thể đi mua sắm tại trung tâm thương mại, chị quét mã QR hoặc thanh toán kiểu tap to phone… “Đây là những hình thức thanh toán mà trước dịch tôi chưa từng thử”, chị Hoài An cho hay.

Chị Trần Thu Huệ, nhân viên một công ty bảo hiểm ở Hà Nội, cũng cho hay việc thanh toán giờ quá tiện lợi. “Mấy tháng nay, tôi gần không tiêu đến tiền mặt. Mọi thanh toán từ học phí cho con, tiền điện, nước, điện thoại, thậm chí trả tiền cà phê… đều qua chiếc điện thoại.

Ngay cả đi siêu thị giờ cũng online, tôi chỉ cần vào ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại để đi chợ. Sau tầm 15 phút mua hàng và thanh toán bằng chuyển khoản, thực phẩm, rau xanh, trái cây, nước giặt… được giao đến tận cửa nhà” – chị Huệ kể.

Doanh số tăng thẳng đứng

Cập nhật số liệu mới nhất về thanh toán không tiền mặt, lãnh đạo Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia VN (Napas) cho hay 5 tháng đầu năm hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử Napas đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch, tương ứng với hơn 8 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 113% về số lượng và 169% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) và tổng giá trị thanh toán thẻ, ví điện tử qua cổng thanh toán trực tuyến Napas tăng trưởng tương ứng là 50% và 125% so với cùng kỳ năm 2020.

Các con số trên cho thấy người dân lựa chọn phương thức mua sắm, chi tiêu trực tuyến nhằm đảm bảo giãn cách và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Ngược lại với tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao, theo Napas, tỉ trọng giao dịch rút tiền mặt tại ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 42% năm 2019 xuống còn 26% năm 2020 và 16% trong 5 tháng đầu năm 2021.

Các con số này ghi nhận kết quả tích cực việc triển khai, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.

Dưới góc độ của ngân hàng thương mại, ông Phạm Đức Duy, giám đốc trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), cho hay doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 5 tháng đầu năm 2021 tại Sacombank tăng 40% so với cùng kỳ, trong đó thanh toán online tăng 70% do ngân hàng tập trung đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc hạn chế lây lan dịch bệnh.

Đặc biệt là tăng trưởng mạnh của dịch vụ thanh toán online thông qua việc cung cấp dịch vụ cổng thanh toán cho các đối tác thương mại điện tử.

“Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng, người Việt Nam ít có cơ hội dùng tiền mặt hơn. Các hình thức thanh toán không tiếp xúc gồm thẻ không tiếp xúc, ví điện tử – QR code, giao dịch mua hàng online rất được ưa chuộng”, ông Duy nói.

 

Xem thêm: Hướng dẫn cách kích hoạt thẻ ATM ngân hàng bằng điện thoại qua SMS – CardTOT

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0