Quy hoạch lên thành phố, bất động sản Bình Dương “nóng” lên từng ngày

Kỳ vọng từ việc Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương) lên thành phố

Mới đây, thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã thông qua chủ trương xây dựng đề án thành lập TP Tân Uyên và TP Bến Cát theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Cùng với 3 thành phố hiện hữu, Bình Dương trở thành địa phương sở hữu lượng thành phố nhiều nhất cả nước. Trong đó, vùng Tân Uyên là cái tên được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông sau khi có thông tin chuẩn bị lên quận.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, cả Tân Uyên lẫn Bến Cát đều có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tân Uyên đóng vai trò như là “cầu nối” ngay giữa khu vực có sự hiện diện của thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và thị xã Bến Cát. Quy hoạch phát triển thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương cũng “gọi tên” khu vực Tân Phước Khánh của Tân Uyên như là trọng điểm của chiến lược đầy hứa hẹn này.

Trong khi đó, Bến Cát cũng giao thoa với thành phố Thủ Dầu Một, kế cạnh thị xã Tân Uyên và tiếp giáp với TP HCM ở phía Tây và Tây Nam. Cơ sở hạ tầng của Tân Uyên và Bến Cát cũng được đầu tư khá đồng bộ, trở thành động lực quan trọng cho các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ từng bước bùng nổ.

Hiện Tân Uyên có những “lực đẩy” rất tốt để kỳ vọng bứt phát cho lộ trình lên Thành phố của khu vực này. Chẳng hạn, Tân Uyên hiện có các dự án hạ tầng quy mô như nâng cấp đường ĐT747B, đường ĐT746 hay các trục đường xuyên tâm Mỹ Phước – Tân Vạn với vốn đầu tư 4.300 tỉ đồng sắp thông xe. Đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 vốn là các tuyến đường làm nhiệm vụ kết nối với các trục đường trọng yếu cũng được quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28m.

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức hai con số trong nhiều năm gần đây, thu hút vốn FDI tính đến 2020 đã đạt gần 4 tỷ USD. Trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tỷ trọng công nghiệp đã chiếm đến hơn 70%, còn thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%/năm. Dân số Tân Uyên hiện có khoảng 300.000 người. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tại Tân Uyên gấp 1,56 lần so với cả nước.

Ngoài ra, theo chuyên gia Colliers Việt Nam, các khu công nghiệp trên địa bàn Tân Uyên hiện hoạt động rất sôi động, thu hút đông đảo kỹ sư và người lao động đến làm việc, sinh sống, tạo tiền đề cho nhiều dự án bất động sản nhà ở quy mô phát triển.

Theo đó, việc Tân Uyên xa Tp.HCM hơn so với Dĩ An hay Thuận An không quá quan trọng khi mà hạ tầng tốt sẽ khỏa lấp được điều này, giúp cho việc kết nối thuận tiện. Phát triển sau một chút cũng có những lợi thế riêng và quan trọng như ứng dụng các giải pháp quản lý đô thị hiện đại ngay từ đầu, góp phần khiến cho đô thị “thông minh” hơn, cũng chính là để phục vụ cư dân một cách hiệu quả hơn.

“Mọi điều kiện phát triển đã sẵn có và thông tin quy hoạch lên thành phố chính là “chất xúc tác” đặc biệt quan trọng để thị trường bất động sản tại Tân Uyên và Bến Cát có thêm nhiều dự án bài bản, đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư cá nhân lẫn chủ đầu tư dự án”, ông Jackson nhấn mạnh.

Như vậy có thể thấy, với việc xác định lên thành phố, Tân Uyên đã sẵn sàng mọi nguồn lực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế, vốn FDI đến dân số, hạ tầng. Trong đó, khu vực này đã triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, từng bước hình thành, phát triển không gian đô thị bảo đảm kết nối các phường trên địa bàn.

Bất động sản “nóng” theo

Theo chuyên gia, những yếu tố kể trên kết hợp với thông tin về việc quy hoạch Tân Uyên và Bến Cát trở thành các thành phố mới lại càng khiến cho giá nhà đất tại các khu vực này nói riêng, Bình Dương nói chung tiếp đà tăng.

Không thể phủ nhận, hiện Tân Uyên đã và đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, nơi thu hút một lượng lớn kĩ sư, các chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc và sinh sống, tạo lợi thế để BĐS khu vực này gia tăng giá trị. Thời gian gần đây, thị trường khu vực này xuất hiện một số dự án BĐS quy mô, đang ở ngưỡng giá mềm được người mua chú ý. Chẳng hạn, tại Tân Uyên, dự án The Standard của CĐT An Gia đang chào thị trường các căn nhà phố liên kế, nhà phố thương mại với giá khoảng 5 tỉ đồng/căn. Đây đang được xem là mức giá ở ngưỡng hợp lý của phân khúc này. Ghi nhận cho thấy, khá nhiều NĐT Tp.HCM và lân cận tìm hiểu dự án, đón đầu các thông tin tốt từ khu vực này, bởi chắc chắn khi lộ trình lên thành phố rõ ràng thì BĐS nơi đây sẽ tiếp tục đà tăng giá.

Tương tự, giao dịch khu vực này cũng có dấu hiệu “nóng” lên theo các thông tin quy hoạch tích cực. Một số dự án giới thiệu thời điểm này như KDC Inco City, Nhà phố Phước Điền Citizen, Biconsi Riverside, Casa Mall…cũng nhận được sự chú ý tích cực từ thị trường. Tuy nhiên, sự quan tâm của người mua nhà phố tại Tân Uyên có xu hướng thiên về các dự án biệt lập, khép kín yên tĩnh, đây cũng là phân khúc có nguồn cung khá ít ỏi ở thời điểm này.

Theo khảo sát, hiện giá giao dịch trung bình tại các dự án nhà thấp tầng tại Tân Uyên, Bến Cát, Dĩ An, Thuận An… (Bình Dương) được đầu tư bài bản dao động ở mức 5-7 tỉ đồng/căn, tăng giá khoảng 30-50% so với 1-2 năm trước đó.

BĐS Tân Uyên “nóng” theo lộ trình lên thành phố

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, một điều quen thuộc với chúng ta lâu nay đó là thông tin về quy hoạch mới luôn là “đòn bẩy” khiến BĐS ở các khu vực liên quan có những chuyển biến sôi động hơn.

Nhìn rộng hơn một chút, bản thân Bình Dương vốn đã là một thị trường BĐS giàu tiềm năng và rất nhộn nhịp suốt nhiều năm vừa qua. Lý do có thể kể ra như vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản và đồng bộ cũng như việc Bình Dương là nơi hội tụ của rất nhiều các khu công nghiệp thuộc hàng lớn bậc nhất của cả nước. Sau khi thành phố Thủ Đức được thành lập, BĐS Bình Dương tiếp tục “dậy sóng” do nằm cạnh thành phố mới này.

Ngoài các yếu tố lợi thế sẵn có như đã phân tích bên trên, Tân Uyên với tư cách là một thị xã thuộc vùng động lực tăng trưởng chính của Bình Dương đã và đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.

“Do quy hoạch phát triển lên thành phố sau các thị xã khác nên ngưỡng giá BĐS còn tương đối “mềm”. Theo quy luật thường thấy thì các NĐT sẽ tìm cách “đón sóng” quy hoạch và “xuống tiền” sớm nhất có thể để tìm kiếm mức lợi nhuận kỳ vọng. Hiện nay, một số dự án nhà ở chất lượng cao hướng đến khách hàng là doanh nhân, chuyên gia, người thu nhập cao cũng đã và đang xuất hiện tại Tân Uyên. Đây cũng chính là phân khúc còn nhiều dư địa để các chủ đầu tư hướng đến”, chuyên gia Colliers nhấn mạnh.

Nói về sức mua, giá cả của thị trường BĐS khu vực này, ông Jackson cho hay, cuối năm 2020 vừa qua, dự thảo bảng giá đất tại Bình Dương được điều chỉnh tăng giá từ 45-95%, trong đó Tân Uyên tăng 60% so với giá thị trường khi đó. Hiện giá nhà phố tại Bình Dương nói chung giao động khoảng 45 – 70 triệu đồng/m2 và một số dự án nhà phố mới được mở bán gần đây cũng tăng 30 – 50% so với chỉ vài năm trước.

Trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ khiến thị trường ít nhiều “trầm lắng”. Dù vậy, nhiều lý do lạc quan về dài hạn như tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng khiến tầng lớp trung lưu tiếp tục gia tăng.

Các dự án phát triển sau sẽ có lợi thế về kiến trúc, thiết kế (bắt kịp với các xu hướng mới nhất), ứng dụng nhiều giải pháp thông minh, nhất là dự án nằm ở một khu vực được xem là một trong các “đô thị của tương lai” như Tân Uyên sẽ nhận được sự quan tâm lớn. Bình Dương có “thương hiệu” là miền “đất lành”, thu hút cư dân không chỉ trong khu vực mà còn từ khắp cả nước đổ về kinh doanh, sinh sống, làm việc. Các chuyên gia quốc tế cũng sẽ là nguồn khách hàng rất tiềm năng.

Vị chuyên gia này cho rằng, thông tin quy hoạch chính là “chất xúc tác” quan trọng bậc nhất khiến thị trường BĐS ở khu vực liên quan “bùng nổ”. Khi đã có thông tin chính thức, lộ trình rõ ràng thì các chủ đầu tư sẽ “tự tin” đẩy mạnh các dự án trong khi nhà đầu tư cá nhân cũng có tâm lý “chạy đua” để nắm giữ BĐS càng sớm càng tốt.

“Không có gì phải bàn cãi khi Bình Dương sẽ tiếp tục là một trong những thị trường BĐS sôi động nhất vùng Đông Nam Bộ trong thời gian 5 năm tới. Tôi có niềm tin về việc mức giá BĐS tại Bình Dương sẽ dần được quản lý hữu hiệu hơn, vừa phù hợp với các quy luật thị trường lại vừa hài hòa với nguồn lực, lợi ích của các bên liên quan”, ông David Jackson nhấn mạnh.

TP Dĩ An lên đô thị loại II

UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của TP Dĩ An để lấy ý kiến đóng góp của người dân từ ngày 26/5 đến 25/6.

Theo định hướng phát triển, chậm nhất đến cuối năm nay, TP Dĩ An sẽ trở thành đô thị loại II và đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I. Vì vậy, phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 không bố trí đất sản xuất phi nông nghiệp xen cài trong các khu dân cư mà chỉ bố trí trong các khu sản xuất tập trung, đồng thời đóng cửa các mỏ khai thác đá và chuyển sang phát triển du lịch sinh thái.

Dự kiến đến năm 2030, thành phố không còn đất nông nghiệp, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đô thị.

Theo phương án quy hoạch chi tiết, TP Dĩ An hiện còn khoảng 766 ha đất nông nghiệp, tập trung nhiều nhất tại các phường Tân Bình và Bình An. Dự án thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp là rất lớn nên toàn bộ diện tích này sẽ được chuyển đổi mục đích phi nông nghiệp.

TP Dĩ An hiện có 6 khu công nghiệp, diện tích khoảng 685,6 ha. Dự kiến đến năm 2030 sẽ giảm 1 ha đất KCN Bình Đương để xây trường mầm non, giảm 6 ha KCN Tân Đông Hiệp A để chuyển sang đất ở. Diện tích đất khu công nghiệp còn lại là 679 ha.

Với cụm công nghiệp Tân Đông Hiệp, diện tích hơn 35 ha, Bình Dương dự kiến sẽ chuyển đổi công năng thành đất ở, thời kỳ 2021 – 2030. Do đó, đến năm 2030, TP Dĩ An không còn đất cụm công nghiệp.

Dĩ An lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương từ ngày 1/2/2020, có diện tích hơn 60 km2 và hơn 400.000 dân. Trước đó, địa phương này được công nhận là đô thị loại III vào năm 2017.

Đô thị loại II có vị trí, chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ; trung tâm hành chính cấp tỉnh; đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh.

Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.

Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên

Nguồn: Theo Nhịp sống kinh tế

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0