Giải phóng mặt bằng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài hơn 99km khởi công xây dựng vào tháng 9/2020, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12.577,487 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng, gần như hoàn tất 100%

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, đường cao tốc này loại A với vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.

Hiện tại, việc giải phóng mặt bằng của tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã gần như hoàn tất 100% và các nhà thầu đang thi công đúng tiến độ đề ra.

Dự án đi qua địa phận Bình Thuận dài 47,7km (gói thầu XL01 và XL02) và Đồng Nai dài 51,5km (gói thầu XL03 và XL04), dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Đây là dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam trong tương lai.

Đoạn cao tốc đi qua điểm giao với đường ĐT765, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nơi đây 4 trụ cầu vượt chính đang được xây dựng. Trên toàn tuyến sẽ có 68 cây cầu, trong đó có 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trục thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.

Theo đại diện tổng thầu Thăng Long, tuyến cao tốc chủ yếu đi qua khu vực rừng cây cao su và đồi núi nên việc giải phóng mặt bằng cho dự án diễn ra khá nhanh, đến nay đã gần như hoàn tất. Hiện tại chỉ còn vướng mặt bằng là vườn cao su của nhà dân tại Km97 và nút giao thông kết nối dự án với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuy nhiên những vướng mắc này sắp được tháo gỡ xong.

Tuy vậy, khó khăn lớn nhất của công trình vẫn là nguồn vật liệu đất đắp nền. Trên địa bàn có 3 mỏ trong quy hoạch nhưng chưa hoàn thiện thủ tục cấp phép. Các nhà thầu đã chủ động được một phần nguyên liệu để tiếp tục thi công, nhưng nếu sau đó chưa có nguồn cung cấp thêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ.

Trước đó,  Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Đồng Nai ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi như cấp phép mỏ, gia hạn thời gian khai thác, nâng công suất mỏ, đẩy nhanh thủ tục… để đảm bảo việc cung cấp vật liệu cho dự án, tránh cảnh máy móc phải nằm chờ.

Sau khi hoàn thành, tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A, rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến Bình Thuận còn một nửa (hiện nay là khoảng 5 giờ), là trục di chuyển chính của sân bay Long Thành đang được xây dựng. Cùng với các dự án thành phần khác, khi hoàn thành, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ được kết nối thành trục cao tốc Bắc – Nam trong tương lai.

 

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0