Nếu là người lần đầu hay thường xuyên thực hiện giao dịch mua bán nhà đất thì chắc hẳn sẽ nghe đến cụm từ ” lệ phí địa chính” rất nhiều. Lệ phí địa chính là một trong những loại phí mà bạn bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu về loại phí này và các mức thu qua bài dưới đây.
Lệ phí địa chính là gì?
Lệ phí địa chính là khoản phí mà người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở phải nộp cho các cơ quan thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến địa chính. Hiểu đơn giản là khoản tiền để bù đắp lại những hao tổn (công sức làm việc, giấy tờ,..) mà nhà nước bỏ ra để thực hiện các giao dịch mua bán nhà ở, mua bán đất đai theo yêu cầu của người sử dụng đất.
Vậy ai là người phải đóng lệ phí địa chính? Thông thường bất cứ ai yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giải quyết địa chính sẽ là người nộp khoản phí này. Hoặc trong hợp đồng mua bán nhà đất giữa hai bên có chỉ định rõ ràng người nào có nghĩa vụ phải nộp thì người đó sẽ là người nộp.
Mức thu lệ phí địa chính
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế – chính sách phát triển của từng nơi mà quy định mức thu lệ phí địa chính sao cho phù hợp và đảm bảo các nguyên tắc theo Luật Đất đai 2013 & Thông tư 02/2014/TT-BTC.
1. Đối với cá nhân, hộ gia đình nằm tại xã thuộc tỉnh, nội thành thuộc thành phố và thành phố trực thuộc Trung ương thì mức thu lệ phí địa chính như sau:
** Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất:
+ Cấp mới: thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy
+ Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung: tối đa không quá 50.000 đồng/lần
+ Với người chỉ có quyền sử dụng đất mà không có tài sản hay nhà gắn liền với đất thì mức thí lệ phí tối đa không quá 25.000 đồng khi cấp mới; không quá 20.000 đồng khi cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
** Lệ phí chứng nhận biến động đất đai: không quá 28.000 đồng/lần
** Mức phí trích lục địa chính bản đồ, văn bản hay số liệu hồ sơ: không quá 15.000 đồng/lần
2. Đối với cá nhân và hộ gia đình ở các khu vực khác thì mức thu tối đa không quá 50% so với khu vực (1)
3. Đối với các tổ chức, mức thu được áp dụng như sau:
** Mức thu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất:
+ Thu không quá 500.000 đồng/giấy
+ Trường hợp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn với đất) thì mức thu không quá 100.000 đồng/giấy
+ Trường hợp cấp lại, cấp đổi, bổ sung vào giấy chứng nhận tối đa không quá 50.000 đồng/lần
** Lệ phí địa chính chứng nhận biến động đất đai: không quá 30.000 đồng/lần
** Mức phí trích lục địa chính bản đồ, văn bản hay số liệu hồ sơ: không quá 30.000 đồng/lần
4. Miễn nộp phí địa chính
** Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
** KHÔNG miễn đối với cá nhân, hộ gia đình tại xã thuộc tỉnh, nội thành thuộc thành phố và thành phố trực thuộc Trung ương được cấp giấy chứng nhận tại nông thôn
>>> Các bước sang tên sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2021? – BĐS Hayhomes <<<