Đánh giá tác động của giao thông trở thành khâu độc lập

Mới đây, sở GTVT TP.HCM đề xuất và được UNBD TP. HCM đồng ý triển khai việc đánh giá tác động giao thông đối với các công trình xây dựng mới trước khi cấp phép xây dựng.

Đánh giá tác động giao thông (Ảnh: minh họa)

Sáng ngày 10/5, dòng ô tô, xe máy chạy kín đường Phổ Quang (quận Tân Bình), gây uốn tắc tuyến đường di chuyển về trung tâm thành phố. Đoạn nằm ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ dài 2km, rộng 8m nhưng có đến 15 cao ốc với hàng chục nghìn căn hộ, khách sạn, văn phòng cho thuê…

Song, được sự đồng ý của UNBD TP. HCM, tất cả các dự án đầu tư công trình xây dựng như chung cư, khu nhà ở thấp tầng, trung tâm thương mại (TTTM), trường học hay nhà hàng tiệc cưới… phải thiết kế cùng với các phương án kết nối hạ tầng giao thông, tính toán đánh giá nhu cầu giao thông phát sinh của công trình.

Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động giao thông công trình đầu tư xây dựng, gửi cùng với hồ sơ dự án trình cho cơ quan chủ trì thẩm định.

Khi có công trình xuất hiện chắc chắn sẽ làm tăng dân số cả thường trú lẫn vãng lai, cụ thể chung cư xây lên sẽ làm tăng dân số mới cư trú, TTTM gia tăng số người đến mua sắm, dạo chơi, các cao ốc văn phòng sẽ làm gia tăng người đến làm việc, kéo theo lượng xe lưu thông đến và đi.

Số người và phương tiện đột ngột tăng nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng sẵn có, do vậy phải đánh giá xem những xung đột giao thông nào sẽ xảy ra ở các khu vực thực hiện công trình. Đồng thời, những công trình phụ phải được thực hiện để khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông sẽ xảy ra như hầm, cầu vượt, đường trên cao hay thay đổi hướng di chuyển, …

Trước giờ, công việc đánh giá tác động của công trình từ trước tới nay vẫn tiến hành, nhưng nó không phải là một đánh giá độc lập mà được kết hợp trong đánh giá của Hội đồng quy hoạch kiến trúc TP.

Thực tế ở TP. HCM trong thời gian qua, thấy được do đánh giá thiếu chặt chẽ về hạ tầng giao thông nên rất nhiều công trình xây dựng là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn giao thông cục bộ.

Điển hình, loạt TTTM ở ngã ba, ngã tư tại giao lộ Tô Hiến Thành – Sư Vạn Hạnh; điểm giao nhau đường 3 tháng 2 và Lý Thái Tổ; nút giao của Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung… Hay tuyến đường nhiều chung cư cao tầng mọc lên khiến hạ tầng không theo kịp, như: Nguyễn Hữu Thọ đoạn qua cầu Kênh Tẻ (nối quận 4 và quận 7), nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), Mai Chí Thọ (TP. Thủ Đức), Bến Vân Đồn (quận 4)…

Theo thống kê, hầu hết các cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng, TTTM đều dồn hết ở khu vực Trung Tâm TP.HCM, có đến gần 200 cao ốc từ 25 tầng trở lên. Tình trạng này không phải chỉ là lỗi của quy hoạch không gian mà có phần coi nhẹ công việc của ngành GTVT.

Do vậy, sở GTVT đã đề xuất và được duyệt thực hiên xây dựng quy trình và quy chế đánh giá các dự án trở thành một khâu độc lập, bắt buộc với các công trình. Quy định này là hợp lý và hy vọng sẽ cho thấy hiệu quả trong thời gian tới ở những khu vực còn quỹ đất (TP. Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ…).

>> Xem thêm:

  1. Khởi công lại dự án nâng cấp đường hơn 800 tỷ đồng 
  2. TP. HCM khởi tạo Hồ Con Rùa 
  3. Quốc lộ 13 mở rộng lên 8 làn xe

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0