Việc nhiều Doanh nghiệp BĐS chuyển sang thực hiện huy động vốn, thông qua phát hành trái phiếu với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.
Một số Bộ, Ngành đề xuất siết chặt lại việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS đang có những phản ứng ngược chiều. Một số thì đồng tình với đề xuất này nhằm thanh lọc thị trường, nhưng một số khác lại quan ngại việc siết chặt trái phiếu sẽ khiến thị trường BĐS đổ vỡ.
Doanh nghiệp Bất động sản “khát vốn”
Theo Bộ Xây dựng
Trong quý I/2022, có tổng cộng 48 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị gần 31.000 tỷ đồng, Tăng 24,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thị trường còn ghi nhận 9 đợt phát hành ra công chúng trị giá 8.700 tỷ đồng, tăng 13,78% so với cùng kỳ.
Điều đặc biệt đáng chú ý hơn, nhóm BĐS vẫn giữ vững vị trí dẫn dầu trong việc phát hành trái phiếu với tổng khối lượng đạt hơn 17.200 tỷ đồng, chiếm 43,36% tổng giá trị phát hành.
Tại sao? Bởi trái phiếu vẫn là kênh huy động vốn quan trọng bậc nhất với doanh nghiệp, đặc biệt là BĐS – nhóm doanh nghiệp đang dẫn đầu về lượng trái phiếu phát hành.
Đáng chú ý hơn, có nhiều vụ doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng quy định, buộc các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc mạnh tay để làm trong sạch thị trường. Một số chuyên gia nhận định, đây là điều cần thiết, thế nhưng, nó lại khiến nhiều doanh nghiệp BĐS khác lâm vào cảnh khó khăn.
Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi NĐ 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực BĐS nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường BĐS phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.
Không chỉ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính cũng liên tục phát đi thông báo sẽ rà soát lại quá trình phát trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS.
Có nên siết chặt lại việc phát hành trái phiếu bất động sản?
Về vấn đề này, TS. Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, “Nếu siết chặt lại trái phiếu một cách cực đoan, các ngân hàng thương mại sẽ phải “oằn mình” huy động và cho vay, do vậy sẽ kéo theo những rủi ro về an ninh tài chính, nhất là nợ xấu và mất vốn có thể phát sinh, không thể xem thường”
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không thể bỏ mặc hành động này. Vì lẽ đó, ông Sang kiến nghị cần có một cơ chế siết chặt mới trong việc phát hành trái phiếu liên quan tới các doanh nghiệp BĐS.
“Đối với các kênh phát hành trái phiếu có thể siết chặt song không “dàn hàng ngang” mà tùy từng chủ thể phát hành cho vay, phân khúc thị trường để có sự điều tiết hữu hiệu, không bóp nghẹt hay gây sự hoảng loạn/lo sợ của nhà đầu tư trên diện rộng. Các nhóm giải pháp cần có giải pháp ngắn hạn/trước mắt vừa có giải pháp trong trung và dài hạn”, ông Sang nói.
Xem thêm:
- https://blog.hayzu.com/blog/tp-hcm-phan-bo-chi-tieu-gan-16-ty-dong-goi-uu-dai-thue-mua-nha-o-xa-hoi/
- https://blog.hayzu.com/blog/cac-xu-huong-bat-dong-san-ma-nha-dau-tu-can-quan-tam-nam-2022/
- https://blog.hayzu.com/blog/tp-hcm-go-vuong-phap-ly-cho-38-du-an/