Cách xây dựng chiến lược dự phòng khi đầu tư bất động sản

Không phải lúc nào việc đầu tư bất động sản cũng đem lại thành công. Thậm chí, trong một số trường hợp, bạn còn gặp nhiều rắc rối nếu giao dịch thành công.

Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư nên có những chiến lược dự phòng nhằm rút lui khi cần thiết. Để tránh việc bị mua hớ, các chuyên gia của Forbes đã có những chia sẻ về cách xây dựng chiến lược dự phòng dành cho những nhà đầu tư bất động sản.

1. Tìm hiểu về tình hình tài chính hiện tại

Điều quan trọng là bạn phải hiểu một căn nhà hoặc một dự án đang có giá trị bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể lập bảng cân đối và dự đoán về mức giá trị trong tương lai của tài sản. Quá trình này sẽ giúp làm rõ tiềm năng phát triển của một tài sản.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng trước khi đầu tư

Trước khi đầu tư bất động sản, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu. Điều này sẽ giúp xác định mức độ thành công đối với loại hình bất động sản mà bạn muốn đầu tư, qua đó có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch dự phòng. Trong trường hợp không có mục tiêu rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức mà không thu lại được hiệu quả.

3. Dự đoán nhóm khách hàng trong tương lai

Khi đầu tư bất động sản, mọi người luôn hướng đến việc sẽ bán thành công tài sản trong tương lai. Vì vậy, việc xác định nhóm người sẽ mua tài của bạn trong tương lai là điều đặc biệt quan trọng. Ví dụ, nếu bạn tin rằng tài sản của mình sẽ thu hút các nhà đầu tư, hãy đảm bảo rằng không sửa chữa hay cải tạo quá 50% so với ban đầu.

4. Nắm rõ luật pháp địa phương

Bất động sản là một khoản đầu tư được sử dụng để tạo ra của cải vật chất. Bản chất của nó là những khoản đầu tư lớn đi kèm với vô số các bộ luật liên quan. Do đó, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ về luật đất đai cũng như các quy định liên quan đến mua bán bất động sản tại địa phương. Nếu không, chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối kể cả khi đã mua thành công.

5. Kiểm tra kỹ các thỏa thuận

Bất kỳ kế hoạch dự phòng hay kế hoạch rút lui nào đều bắt đầu bằng việc kiểm tra kỹ các thỏa thuận khi mua hàng. Có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi kiểm tra các thỏa thuận. Bạn cần đảm bảo mình hiểu rõ từng khoản mục, khi đó, việc lập kế hoạch sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

6. Lập kế hoạch cho các tình huống xấu nhất

Với mọi khoản đầu tư, các chuyên gia của Forbes khuyên rằng bạn nên suy nghĩ về tình huống xấu nhất có thể xảy ra và cách giải quyết chúng. Lúc đó, bạn sẽ không bị bất ngờ nếu phải đối mặt với các tình huống như vậy. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi trường hợp tệ nhất.

7. Đầu tư vào một loại hình bất động sản dễ bán

Trước khi tham gia đầu tư bất động sản, bạn cần biết rằng thị trường này vô cùng đa dạng và không phải loại tài sản nào cũng dễ bán. Ví dụ, thời điểm hiện tại, việc bán nhà đất khá đơn giản bởi thị trường đang khan hiếm nguồn cung, hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm các căn hộ chung cư, những tài sản dễ bán trong tương lai. Ngược lại, việc bán một văn phòng hay một căn hộ penthouse ở thời điểm kinh tế thế giới suy thoái là điều rất khó. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến những yếu tố xung quanh như cở sở hạ tầng, giao thông,…

8. Có một chiến lược rút lui đa chiều

Bất động sản thương mại đang phát triển nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần có một chiến lược rút lui đa chiều trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Đừng chạy theo những gì diễn ra trên internet mà hãy chủ động tìm kiếm các xu hướng. Bạn cũng có thể bảo lãnh tài sản theo cách truyền thống hoặc phi truyền thống. Hãy đặt giả thiết và nghiên cứu về một đến hai kịch bản sẽ xảy ra trên thị trường trong tương lai.

9. Không nên xây dựng một mà nên xây dựng nhiều chiến lược dự phòng

Có nhiều chiến lược dự phòng sẽ giúp bảo vệ bạn tránh việc bị mất tiền trong một giao dịch. Chẳng hạn, khi mua một căn nhà để bán trong tương lai nhưng không thu được khoản tiền theo dự tính, bạn có thể thay thế bằng việc cho thuê. Điều này sẽ giúp bảo vệ các khoản đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp bạn chỉ có một chiến lược dự phòng, nếu không may chiến lược đó không hiệu quả, bạn vẫn có khả năng bị mất tiền.

10. Tìm hiểu về thời gian bán hàng tốt nhất đối với tài sản

Các loại hình bất động sản khác nhau sẽ có những thời điểm riêng để bán hàng trong năm. Bạn nên tìm hiểu về những khoảng thời gian mà việc bán hàng gặp nhiều khó khăn nhất. Ví dụ, đối với thị trường nhà ở, sau khi năm học mới bắt đầu sẽ có rất ít người có nhu cầu chuyển địa điểm bởi họ muốn ổn định việc học tập của con cái. Khi đó, bạn có thể lập kế hoạch bán hàng vào những thời điểm phù hợp và dễ bán hơn.

11. Kiểm tra kỹ lưỡng tài sản trước khi giao dịch

Thậm chí, bạn nên thuê những chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao. Kinh nghiệm của họ là vô giá. Chắc chắn, họ có thể đưa ra cảnh báo cho bạn từ những vấn đề nhỏ cho tới các vấn đề nghiêm trọng. Những ý kiến này chắc chắn sẽ giúp bạn có một hướng đi đúng đắn hơn, qua đó giảm thiểu tổn thất và tối đa hóa lợi nhuận.

12. Không để cảm xúc chi phối

Hãy luôn tỉnh táo. Đối với bất cứ một khoản đầu tư nào, bạn đều cần gạt bỏ cảm xúc qua một bên. Đặc biệt, bất động sản là một khoản đầu tư có giá trị rất lớn, đòi hỏi các quyết định đưa ra phải ở mức độ chính xác cao. Đôi khi, chiến lược dự phòng hay rút lui tốt nhất là việc sẵn sàng từ chối các giao dịch nếu nhận thấy nó có tỷ suất lợi nhuận thấp trong tương lai.

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0