Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được giao cho UBND tỉnh Bình Dương có thẩm quyền triển khai.
Vào tháng 1/2021, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư xây dựng cao tốc này theo hình thức PPP (hình thức đối tác công tư).
UBND TP.HCM kiến nghị thống nhất chủ trương sớm đầu tư cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành trên địa bàn TP.HCM, giải phóng mặt bằng một lần đủ lộ giới quy hoạch, đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025, điểm đầu tại ngã tư Bình Phước (TP.HCM), điểm cuối tại Chơn Thành (Bình Phước).
Mới đây ngày 4/4/2022 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 96/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Cụ thể, thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Bình Dương và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Phước, TP.HCM. Giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.
Tạo tuyến đường huyết mạch, kết nối giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và các vùng Tây Nguyên. Theo đó, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ có tổng chiều dài 68,7km, đường cao tốc với tốc độ thiết kế 100 – 120km/h với 6 làn xe, phân kỳ giai đoạn 1 đâu tư 4 lan xe, bề rộng 17m.
Dự án sẽ được thực hiện theo phương thức PPP, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng hoàn thiện trước 2025.