Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản dịp cuối năm 2021

Trong tháng 10/2021, ngay sau khi nới lỏng giãn cách nhu cầu tìm mua bất động sản trên cả nước tăng mạnh, đặc biệt nhiều tỉnh thành phía Nam phục hồi từ 50 – 90%.

Cụ thể, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên toàn quốc tăng hơn 55% so với tháng 9. Riêng thị trường TP.HCM mức độ tìm kiếm tăng đến 89%.

Trong tháng 10, mức độ tìm mua bất động sản tại các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An ghi nhận mức tăng trưởng mạnh từ trên 50% so với tháng 9.

Bên cạnh đó, lượng tin rao bán nhà đất trong tháng 10 cũng tăng đến 135%, trong đó tin rao bán đất nền tăng 113%, chung cư tăng 139%, nhà riêng nhà phố tăng 185%.

Theo các nhà đầu tư, những con số trên thể hiện cho sự sinh động của thị trường bất động sản sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, sự quan tâm tăng mạnh không đồng nghĩa với giao dịch đột biến. Một bộ phận lớn nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn thăm dò, cẩn trọng và chờ đợi biến động giá.

Theo các chuyên gia, hiện nay một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư. Chính vì vậy, đây cũng là lý do tạo áp lực tăng giá các loại hình bất động sản. Dù kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 nhưng nhu cầu về nhà ở vẫn cao.

Đáng chú ý, trong tình trạng đại dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, lại không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản, kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn. Tâm lý nhà đầu tư với thị trường bất động sản hiện tại vẫn là tin tưởng vào sự phục hồi.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam, trong thời gian giãn cách xã hội từ tháng 6 đến tháng 9/2021, thị trường bất động sản ở thời điểm đầu tưởng chừng như ngưng trệ; nhưng bước sang tháng 8 và tháng 9, các hoạt động giao dịch vẫn diễn ra. Cũng trong thời gian này, thị trường đã xuất hiện một số xu hướng mới, chẳng hạn như: Hình thức bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ trong công tác bán hàng là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và trở lại trạng thái bình thường mới (có điều kiện kiểm soát được dịch bệnh); Các chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn để thu hút khách mua và tăng tính cạnh tranh cho dự án trên thị trường.

Hình ảnh tại một phòng công chứng tại huyện Nhơn Trạch vào cuối tháng 11.2021. Khách đầu tư tìm kiếm BĐS khu vực này tăng nhiệt sau giãn cách

“Cùng với những xu hướng đã nói ở trên, mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng chung, làm cho sức mua giảm, nhưng giá bất động sản so với cùng kỳ năm ngoái vẫn có mức tăng giá ngạc nhiên, có thể coi như nghịch lý của thị trường”, ông Hoàng chia sẻ.

Theo ông Hoàng, không thể phủ nhận, bất động sản vẫn là kênh được ưu tiên hàng đầu so với các kênh đầu tư khác, bởi nó đảm bảo tính an toàn, lâu bền và lợi nhuận tốt. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. 1 năm qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường bất động sản vẫn phát triển, giá vẫn tăng. Trong đó, nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ các kênh đầu tư khác, cuối cùng cũng hiện thực hóa lợi nhuận bằng tài sản bất động sản (nhà/đất), chưa kể dòng tiền từ các ngành kinh doanh, sản xuất khác cũng biên lợi nhuận thành tài sản.

Nói vậy để thấy rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, hút dòng tiền từ nhiều kênh khác.

Quả thực, giá BĐS không ngừng tăng, nguồn cung mới khan hiếm và lo ngại nguy cơ lạm phát cao đang khiến nhiều nhà đầu tư dồn tiền vào kênh trú ẩn an toàn là bất động sản. Bên cạnh đó, việc thị trường bị dồn nén sau nhiều tháng do ảnh hưởng của đại dịch cùng tâm lý “mua sắm” cuối năm sẽ kích thích dòng tiền đổ vào nhà đất.

Thống kê của thị trường của Batdongsan.com.vn trong tháng 10/2021 chỉ ra, ngay sau khi nới lỏng giãn cách nhu cầu tìm mua bất động sản trên cả nước tăng mạnh, đặc biệt nhiều tỉnh thành phía Nam phục hồi từ 50 – 90%.

Cụ thể, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên toàn quốc tăng hơn 55% so với tháng 9. Riêng thị trường Tp.HCM mức độ tìm kiếm tăng đến 89%.

Trong tháng 10, mức độ tìm mua bất động sản tại các địa phương giáp ranh Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An ghi nhận mức tăng trưởng mạnh từ trên 50% so với tháng 9. Bên cạnh đó, lượng tin rao bán nhà đất trong tháng 10 cũng tăng đến 135%, trong đó tin rao bán đất nền tăng 113%, chung cư tăng 139%, nhà riêng nhà phố tăng 185%.

Theo các nhà đầu tư, những con số trên thể hiện cho sự sinh động của thị trường bất động sản sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, sự quan tâm tăng mạnh không đồng nghĩa với giao dịch đột biến. Một bộ phận lớn nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn thăm dò, cẩn trọng và chờ đợi biến động giá.

Không ít nhà đầu tư vẫn giữ quan điểm chờ giá bất động sản giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản biện cho rằng nhà đầu tư nếu đã sẵn sàng thì đây là thời điểm thích hợp để xuống tiền, thị trường rất khó quay đầu giảm giá như mong đợi.

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Vietnam cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để đầu tư. Những phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thật như căn hộ bình dân, trung cấp sẽ được đón nhận vì nhu cầu rất lớn. Với những phân khúc cao cấp hơn dù còn dư địa nhưng sẽ có khó khăn hơn.

Cũng theo các chuyên gia, một nguyên nhân khác khiến giới đầu tư dự đoán dòng tiền sắp tới sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản là lo ngại lạm phát tăng cao. Cuối năm 2021 và năm 2022, dự báo nền kinh tế sẽ đối mặt với áp lực lạm phát lớn. Bất động sản là kênh đầu tư tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn ở thời điểm hiện tại.

Kinh tế Việt Nam được nhận định đang đứng trước rủi ro lạm phát khi Chỉnh phủ triển khai mạnh các biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Tại Việt Nam, trung tuần tháng 11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. Còn theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistic lên cao. Theo các chuyên gia, trong kinh tế học, nếu lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ neo vào các kênh như vàng, dầu và bất động sản. Lạm phát xảy ra, càng đầu tư bất động sản càng lớn, càng tốt.

Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ngọc Châu Á chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Còn riêng tại Việt Nam, Tp.HCM vốn là đầu tàu kinh tế của cả nước thời gian qua cũng đã chịu những ảnh hưởng nghiêm. Do đó, sau dịch Chính phủ chắc chắn sẽ có nhiều chính sách để kích cầu đầu tư công, tích cực giải ngân nguồn vốn để cứu nền kinh tế. Một khi lượng tiền giải ngân quá lớn thì nguy cơ lạm phát sẽ xảy ra, đồng tiền mất giá, khi đó người dân sẽ có xu hướng rút hết tiền mặt từ ngân hàng, chứng khoán để tìm kênh trú ẩn mới. Trong đó, BĐS với sự gia tăng biên độ lợi nhuận ổn định sẽ là nơi giữ dòng tiền hiệu quả nhất.

Ông Hạnh cũng chỉ ra, đối với người mua BĐS thường có những khoảnh khắc rất thú vị, đôi lúc BĐS đứng im vài năm không tăng giá, nhưng đến năm thứ 3 đột nhiên tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 nhờ những cú huých từ hạ tầng hoặc một vài dự án của “ông lớn” đổ bộ. Do đó, đa phần người đầu tư BĐS chỉ lời ít hoặc lời nhiều, còn số lượng nhà đầu tư bị lỗ là rất ít.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0