Thẻ tín dụng TPBank là sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng Tiên Phong sử dụng cho các giao dịch tiền tệ của khách hàng. Thẻ tín dụng TPBank có 2 loại in logo khác nhau là sản phẩm liên kết với 2 tổ chức tín dụng quốc tế Visa và MasterCard.
Hiện nay TPBank miễn lãi 45 ngày với hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu quá thời hạn hoàn trả mà khách hàng chưa thanh toán hết số dư nợ thì sẽ bị áp lãi trong chu kỳ trả nợ tiếp đó. Quá hạn trả lãi hoặc rút tiền tại cây ATM sẽ áp dụng một mức lãi suất khác nhau cho từng thẻ tín dụng.
Lãi suất thẻ tín dụng TPBank
- Thẻ tín dụng Visa hạng chuẩn: 2,95%/tháng
- Thẻ tín dụng Visa hạng vàng: 2,80%/tháng
- Thẻ tín dụng Visa – Hạng Platinum & MobiFone – TPBank Visa Platinum: 2,50%/tháng
- Thẻ tín dụng Visa – hạng Signature: 2,35%/tháng
Bên cạnh đó, đối với những dòng thẻ tín dụng TPBank khác thì có mức lãi suất như sau:
- Thẻ tín dụng quốc tế JCB Gold Reward: 2,80%/tháng
- Thẻ tín dụng quốc tế JCB Cashback: 2,50%/tháng
- Thẻ tín dụng World MasterCard: 2,35%/tháng
- Thẻ tín dụng quốc tế Visa – FreeGo vàng (hạn mức dưới 10 triệu VND): 2,95%/tháng
- Thẻ tín dụng quốc tế Visa – FreeGo Cam (hạn mức từ 10 – 50 triệu VND): 2,95%/tháng
- Thẻ tín dụng quốc tế Visa – FreeGo Tím (hạn mức trên 50 triệu VND): 2,50%/tháng
Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng TPBank
Thanh toán tự động số dư nợ thẻ tín dụng TPBank.
- Đăng ký ngay khi nhận thẻ tín dụng hoặc đăng ký tại hệ thống ngân hàng TPBank (quầy giao dịch hoặc hệ thống tự động 24/7).
- Đăng ký qua ứng dụng TPBank hoặc qua hotline 1900 58 58 85 với sự hướng dẫn từ tổng đài viên.
- Lựa chọn hình thức thanh toán dư nợ.
- Chọn thanh toán toàn bộ dư nợ hoặc thanh toán dư nợ tối thiểu.
Lưu ý rằng thanh toán dư nợ tối thiểu tránh phí phạt do thanh toán trễ, nhưng vẫn phải trả lãi số dư nợ chưa thanh toán sau 45 ngày miễn lãi và lãi cho các chi tiêu sau đó.
Thanh toán số dư nợ trực tiếp tại điểm giao dịch TPBank.
- Đến điểm giao dịch TPBank gần nhất.
- Yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra thông tin và số dư nợ hiện tại.
- Nộp tiền để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
Thanh toán số dư nợ qua Internet Banking (eBank).
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản eBank.
- Bước 2: Chọn mục “Quản lý thẻ”.
- Bước 3: Chọn “Thanh toán dư nợ”.
- Bước 4: Xem thông tin về số dư nợ hiện tại và số dư nợ cần thanh toán.
- Bước 5: Chọn phương thức thanh toán hiển thị trên màn hình. Nếu muốn thanh toán toàn bộ dư nợ, chọn “Toàn bộ dư nợ đến thời điểm hiện tại”.
Thanh toán qua ngân hàng khác
Bạn có thể chuyển tiền liên ngân hàng từ tài khoản thanh toán của bạn tại ngân hàng khác đến:
- Tài khoản thanh toán đăng ký trích nợ tự động của bạn mở tại TPBank.
- Số tài khoản thẻ là 16 số dập nổi được in trên thẻ chính) và tên in trên thẻ chính của bạn
Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng TPBank
-
Xác định chi tiêu hợp lý: Việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng, giúp thanh toán các khoản chi trả nhanh chóng khi cần thiết. Tuy nhiên, cần quản lý chi tiêu một cách hợp lý và tránh chi tiêu dựa trên cảm xúc. Sử dụng thẻ tín dụng một cách cân nhắc và đảm bảo có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
-
Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Rút tiền mặt từ thẻ TPBank chỉ nên được thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Cần lưu ý rằng chỉ được rút tối đa 70% hạn mức của thẻ và phí rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ rất cao. Tại TPBank, phí rút tiền là 4% hàng tháng, với mức phí tối thiểu là 100.000 đồng.
-
Thanh toán dư nợ đúng hạn: Việc thanh toán đúng hạn dư nợ thẻ tín dụng TPBank là rất quan trọng. Điều này giúp tránh phí phạt trễ hạn và lãi suất được tính trên số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng sau 45 ngày. TPBank áp dụng mức lãi suất từ 29,5% đến 31,8% mỗi năm cho các dư nợ thẻ tín dụng bị trả chậm.
Làm thế nào khi không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng?
Nhiều người dùng sau khi chi tiêu thẻ tín dụng không có đủ khả năng tài chính để chi trả khoản nợ. Trong trường hợp này bạn nên đến chi nhánh ngân hàng bạn mở thẻ tín dụng để được tư vấn và giúp đỡ tìm ra hướng giải quyết.
Một số ngân hàng có hỗ trợ chuyển đổi khoản nợ sang trả góp hoặc miễn lãi suất và phí phạt chậm thanh toán cho khách hàng.
Tổng hợp