Nghi thức lễ cúng động thổ khi xây nhà 2021

Theo tín ngưỡng của Phật Giáo, người Việt Nam luôn tin rằng nơi ở cũng như công xưởng, công ty, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần thổ địa coi giữ. Do vậy, mỗi khi xây dựng mới, cơi nới, sửa chữa động đến đất đai nhà cửa, cửa hàng, cửa hiệu…tức là động đến thổ địa, long mạch. Vì thế, theo tín ngưỡng dân gian cần có lễ vật dâng cúng và cầu khấn các vị thần này, trước là báo cáo, sau là cầu cho gia chủ mọi điều hanh thông. Ông bà ta có câu “Có thờ thiêng – Có kiêng có lành” việc cúng bái khi động thổ nhà đất rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cúng động thổ đúng cách để gia đạo yên ấm, công việc làm ăn lên như diều gặp gió.

NGHI THỨC LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ KHI XÂY NHÀ 2021

Lễ động thổ là gìTại sao phải làm lễ cúng động thổ?

Việc làm lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc thời xa xưa (trước công nguyên), và nó ảnh hưởng đến Việt Nam từ đó. Sự ảnh hưởng đã dẫn đến quan niệm dân gian: “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”, nên mọi công việc liên quan tới đất đai như xây dựng công trình, sửa chữa nhà… đều có lễ động thổ, nhằm xin phép thần Thổ Địa và mong cho công việc được trôi chảy. Theo sách cổ Trung Hoa ghi chép lại, Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên, đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ thấy triều đình chỉ có tục tế Trời mà không tế Đất, nên họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tạ ơn Thần Đất. Ngày xưa, Lễ Động Thổ được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán.

Lễ động thổ, hiểu đơn giản là lễ khởi công khi xây dựng công trình. Đây là một nghi thức thờ cúng thần linh, thần thổ địa và tổ tiên của gia chủ. Lễ này nhằm mục đích thông báo với các vị thần và cả mọi người về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất được làm lễ.

Vì việc làm lễ động thổ đã trở thành một phần văn hóa của Việt Nam, nên nó mang lại những giá trị về mặt tinh thần cao. Giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, phấn khởi hơn, được phù hộ sự an lành trong quá trình thi công.

Cách thực hiện nghi thức cũng lễ động thổ khi xây nhà đúng cách:

Bước 1: Chọn ngày lành, tháng tốt, giờ Hoàng Đạo

Việc xem ngày giờ tốt mang yếu tố quyết định bởi theo tử vi ngày tháng và năm phải hợp với tuổi của chủ nhà. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu, Hoang Ốc thì không nên xây dựng nhà cửa. Trong trường hợp cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người tuổi đẹp không phạm vào hai điều trên để làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà.

Cần tránh những ngày xấu sau khi tiến hành cúng động thổ: Ngày Hắc Đạo, Sát Chủ, Trùng tang, Trùng phục…

Bước 2: Sắm lễ cúng động thổ

Ngoài việc xem ngày, giờ bước tiếp theo gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm cho buổi lễ đó. Trước giờ tiến hành lễ, thường phải sắm sửa đồ cúng. Có nhiều cách cúng khác nhau tùy vào tuổi, mạng số, phong thủy của chủ đất và tùy vào dụng ý của Pháp sư xem xét cho mảnh đất đó. Do đó, sẽ có nhiều nơi, nhiều người cúng mặn, cúng đồ chay, hoa quả…

Thông thường cúng động thổ để khơi công xây dựng một ngôi nhà ở thông thường như sau:

  • 01 bộ tam sinh bao gồm: thịt lợn luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc
  • 01 con gà chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng
  • 01 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 01 chén muối
  • 01 chén gạo
  • 01 bát nước
  • 03 ly trà
  • 01 cốc rượu trắng
  • 01 Bao thuốc lá
  • 01 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • 01 đinh vàng hoa
  • 02 cây đèn cầy
  • 05 lễ vàng tiền
  • 05 cái oản đỏ
  • 03 hũ muối – gạo – nước
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
  • 5 loại quả khác nhau xếp thành đĩa
  • Hoa cúng động thổ gồm 9 bông hoa hồng đỏ

Sắm lễ vật cúng động thổ công trình (cúng mở móng, sửa chữa, cất nóc..):

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo
  • Muối
  • Trà
  • Rượu
  • Nước lọc
  • Giấy cúng
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • Năm lễ vàng tiền
  • Năm cái oản đỏ
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè
  • Xôi
  • Cháo trắng
  • Tam sên, 1 bộ (thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc)
  • Heo sữa quay (3,5kg – 4kg)
  • Bánh bao
  • Ly rót nước, rót rượu
  • Chén, đũa, muỗng
  • Bình hoa
  • Lư nhang

Bước 3: Tiến hành nghi lễ

Đối với gia chủ

  • Bày biện lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ để giữa khu đất được thi công, chọn chỗ đất cao ráo, đẹp nhất.
  • Đốt hai cây đèn và thắp 07 cây nhang với nam và 09 cây nhanh với nữ.
  • Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1cây (hoặc 3 cây với nữ)
  • Thắp đèn nhang vái bốn phương (mỗi phương 4 vái), rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.
  • Đọc văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất.
  • Sau khi cúng xong, hương gần tàn (chỉ cần hương cháy 2/3 là được), gia chủ hóa tiền vàng, đồ hàng mã. Tiếp theo là rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào chỗ đào móng để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể thi công.
  • Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất đi để sau này khi nhập trạch thì để ở. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
  • Cắm hoa cúng xuống công trình chứ không mang về nhà.
  • Nếu làm nhà nhiều tầng, mỗi lần đổ mái – lên tầng đều phải sắm lễ cúng vái.
  • Sau khi cúng xong, lễ vật, xôi và gà được dùng vào bữa ăn chính. Rượu cúng khi đã phun vào than hồng của vàng mã, rót mời mọi người có tham gia xây dựng công trình cùng uống, và ăn hoa quả để kết thúc lễ.

Đối với đơn vị thi công

  • Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhanh cúng và khấn giống như bên trên. Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.

Đối người mượn tuổi làm nhà

  • Cũng chuẩn bị đầy đủ lễ vật và các bước như trên. Nhưng trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

NGHI THỨC LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ KHI XÂY NHÀ 2021

Lưu ý: Khi cúng động thổ, người chủ đất phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50 m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ mới trở về. Xây dựng nhà cao tầng, đổ mái lên tầng vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.

Đặc biệt khi nhập trạch, người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại với giá 100.000 đồng và khấn, lễ theo phần nhập trạch.

Ngoài lễ cúng động thổ, thì khi làm nhà vẫn có một vài nghi lễ khác mà dân gian cho rằng phải tiến hành. Tuy nhiên, trong quy trình xây nhà, lễ động thổ là một trong những lễ mà bạn cần phải chuẩn bị và lên kế hoạch trước, để việc khởi công được đúng theo tiến độ.

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0