Nguồn cung “cạn”, giá bất động sản tăng

Giá bất động sản liên tục tăng, nhưng tính thanh khoản đi theo chiều ngược lại.

Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022 của Bộ Xây dựng cho thấy giao dịch trên thị trường có sự sụt giảm ở nhiều phân khúc so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng, các địa phương có báo cáo về lượng giao dịch giảm so hơn trước. Cụ thể, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 20.325 giao dịch thành công (chủ yếu ở Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Thọ, Bắc Ninh, Lâm Đồng). So với quý 4/2021 thì tổng lượng giao dịch cả nước chỉ bằng khoảng 45,5% và bằng 80% so với cùng kỳ năm 2021. Tại miền Bắc có 11.445 giao dịch; tại miền Trung có 6.783 giao dịch; tại miền Nam có 2.097 giao dịch; Hà Nội có 956 giao dịch và TP.HCM có 1.172 giao dịch thành công.

Bên cạnh đó, giá đất nền trong quý vừa qua có biên độ tăng cao, bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý trước. Đặc biệt, thời điểm cuối tháng 3/2022, một số khu vực như vùng ven Hà Nội, TP.HCM hay các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Đồng Nai… giá đất và lượng giao dịch lại có xu hướng tăng. Tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với Quý IV/2021 là 153.537 giao dịch thành công. Cụ thể, miền Bắc có 20.726 giao dịch; miền Trung có 42.722 giao dịch và miền Nam có 90.089 giao dịch.

Theo báo cáo quý I/2022 của DKRA Vietnam, trừ phân khúc bất động sản đất nền tăng nhẹ 6% thì thị trường căn hộ và nhà phố, biệt thự đều gặp khó khăn. Riêng ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh, chưa đầy 2.600 căn hộ được tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm, chỉ bằng 45% quý trước và bằng 59% cùng kỳ năm 2021. Thậm chí, mức hấp thụ bất động sản nhà phố, biệt thự chỉ khoảng hơn 430 căn, bằng khoảng 65% cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia về bất động sản, giá nhà biệt thự tăng 82% theo năm, đất nền một số khu vực tăng tới 40 – 50%. Điều đặc biệt là trong 2 năm qua, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp được cấp mới rất hạn hẹp, mặc dù khách hàng ở phân khúc này luôn có nhu cầu rất lớn.

“Áp lực tăng giá cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao, trong khi tín dụng bị thắt chặt có thể sẽ khiến hoạt động ở thị trường bất động sản chậm lại trong ngắn hạn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, ở thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM cùng lúc xuất hiện tình trạng thiếu cung trầm trọng, giá tăng cao. Đó là dấu hiệu chỉ ra sự bất ổn của thị trường bất động sản”. – Đại diện Savills Hà Nội cho hay

>>> Xem thêm:

Các chính sách có hiệu lực năm 2022 tác động mạnh đến Bất động sản

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0