Phí thường niên thẻ tín dụng là khoản phí các ngân hàng thu của khách để duy trì các tính năng và dịch vụ. Phí thường niên thường áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ và giao dịch bằng tài khoản thanh toán, được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng. Mỗi ngân hàng có quy định về mức thu phí thường niên khác nhau
Phí thường niên thẻ tín dụng là gì?
Phí thường niên (Annual fee) là mức phí hàng năm mà khách hàng phải nộp cho ngân hàng để duy trì tính năng của một dịch vụ nào đó. Tuy nhiên nó thường được áp dụng cho những khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ và giao dịch bằng tài khoản thanh toán (vì tài khoản tiết kiệm không thể dùng để giao dịch).
Biểu phí thường niên thẻ tín dụng
Biểu phí thường niên thẻ tín dụng của một số ngân hàng tiêu biểu:
Ngân hàng | Mức phí thường niên thẻ tín dụng(Đơn vị: VND) |
OCB | Miễn phí – 990.000 |
Shinhan Bank | Miễn phí – 2.500.000 |
Vietinbank | 60.000 |
BIDV | 100.000 – 1.000.000 |
Vietcombank | 100.000 – 3.000.000 |
VPBank | 150.000 – 1.500.000 |
Agribank | 150.000 – 500.000 |
TPBank | 159.000 – 3.000.000 |
LienVietPostBank | 199.000 – 990.000 |
SHB | 250.000 – 599.000 |
VIB | 299.000 – 999.000 |
ACB | 299.000 – 1.900.000 |
MBBank | 300.000 – 1.000.000 |
SCB | 300.000 – 1.200.000 |
Techcombank | 300.000 – 1.499.000 |
HSBC | 350.000 – 800.000 |
Phân biệt phí thường niên và phí duy trì?
Sự giống nhau giữa phí thường niên và phí duy trì là cùng chỉ về các khoản phí sử dụng dịch vụ tài chính.
Sự khác nhau giữa phí thường niên và phí duy trì:
- Về cơ bản, phí thường niên và phí duy trì tài khoản là 2 loại phí khác nhau, phí thường niên thường sẽ cao gấp nhiều lần so với phí duy trì tài khoản. Khách hàng phải đóng phí thường niên cho ngân hàng nhưng có thể tránh đóng phí quản lý tài khoản bằng cách duy trì số dư tối thiểu ngân hàng yêu cầu trong tài khoản của mình.
- Phí duy trì (Maintenance fee): Đây là một khoản phí được thu để duy trì và quản lý một tài khoản hoặc một sản phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể. Phí duy trì thường áp dụng cho các tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư, hoặc các khoản vay. Phí này thường thu hàng tháng, quý hoặc hàng năm và được tính dựa trên số dư tài khoản hoặc giá trị tài sản đầu tư.
- Phí duy trì thường bao gồm việc cung cấp các dịch vụ như duy trì tài khoản, công tác quản lý và bảo trì, cập nhật thông tin và hồ sơ, hoặc chi phí liên quan đến dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
- Phí duy trì được tính theo tháng, nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định thì bạn phải nộp phí duy trì. Thực chất, loại phí này là động thái ngân hàng kích thích khách hàng sử dụng tài khoản của ngân hàng mình thường xuyên hơn.
Ví dụ: Ngân hàng HSBC sẽ thu phí duy trì nếu tài khoản khách hàng ít hơn 3 triệu đồng và ngân hàng Techcombank thu phí duy trì đối với tài khoản ít hơn 2 triệu đồng, một số ngân hàng sẽ không thu phí duy trì dựa trên số dư tối thiểu của khách.
Tùy từng ngân hàng và từng loại tài khoản sẽ thu phí duy trì quản lý tài khoản khác nhau. Khi mở tài khoản, bạn cần phải nghiên cứu kỹ Biểu Phí của từng ngân hàng để không bị bất ngờ khi bị tính phí.
Mức phí duy trì tài khoản ngân hàng quốc tế thông thường sẽ cao hơn ngân hàng nội địa.
Phí duy trì tài khoản ngân hàng nội địa thường dao động trong khoảng từ 5.000đ đến 15.000đ/tháng.
Cách tra cứu phí thường niên nhanh chóng, chính xác
Có nhiều cách để tra cứu phí thường niên, có thể tham khảo một số cách như sau:
- Tra cứu tại quầy giao dịch của ngân hàng, thông qua giao dịch viên. Khách hàng có thể hỏi bất cứ vướng mắc nào liên quan tới thẻ mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, phải mất thời gian tới địa điểm giao dịch và xếp hàng lâu;
- Tra cứu thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ của bạn;
- Kiểm tra bằng SMS Banking, khi ngân hàng trừ khoản phí thường niên sẽ báo về cho số điện thoại cho bạn;
- Tra cứu qua ứng dụng banking của mỗi ngân hàng. Khoản phí thường niên sẽ nằm trong mục vấn tin tài khoản
Không đóng phí thường niên có sao không?
Khách hàng bắt buộc phải đóng phí thường niên với thẻ tín dụng, kể cả khi không sử dụng đến. Trong trường hợp đã khoá thẻ nhưng chưa huỷ thẻ thì cũng vẫn phải đóng. Nếu không nộp thì khách hàng sẽ bị phạt và tiền phạt này không hề nhỏ, đồng thời khách hàng sẽ có tên trong danh sách nợ xấu được lưu trên hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng).
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn sau này và điểm uy tín của bạn cũng sẽ bị giảm đáng kể đối với các tổ chức cho vay và ngân hàng.
Những lưu ý về phí thường niên thẻ tín dụng ngân hàng
Dưới đây là một vài lưu ý về phí thường niên khách hàng cần nắm để có thể sử dụng thẻ một cách hiệu quả nhất:
- Phí thường niên chỉ được tính khi khách hàng kích hoạt thẻ thành công, kích hoạt thẻ là việc bạn thực hiện một giao dịch nào đó tại ATM có sử dụng mã PIN, đơn giản như thay đổi mật khẩu lần đầu. Sau khi ngân hàng phát hành thẻ cho bạn, để kích hoạt thẻ bạn chỉ cần đổi lại mã PIN mà ngân hàng đã cung cấp trước đó.
- Không nên lấy ngày sinh, số điện thoại, số nhà, số CMND để làm mã PIN vì những thông tin này rất dễ bị mất.
- Phí thường niên sẽ phụ thuộc vào loại thẻ và hạng thẻ. Do vậy, khi không có kiến thức về các khoản phí, khách hàng sẽ mất đi khả năng kiểm soát và đưa ra quyết định mở thẻ 1 cách đúng đắn.
Tổng hợp
Cách hủy thẻ tín dụng VPBank đơn giản và những lưu ý khi hủy thẻ tín dụng