Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra 6 điểm nghẽn thị trường, khi 70% doanh nghiệp vướng vấn đề pháp lý

“Mặc dù thị trường bất động sản nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng vẫn mạnh, nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu vẫn rất mạnh. Đó là một nghịch lý cần phải được xem xét”, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – bày tỏ

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra 6 điểm nghẽn thị trường, khi 70% doanh nghiệp vướng vấn đề pháp lý - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Ảnh: DDDN.

Nghịch lý trên được ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản chia sẻ tại Diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” .

6 điểm nghẽn của thị trường bất động sản

Theo ông Đính, thị trường bất động sản suy giảm bất thường đã tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bất động sản và sau đó là gần 40 ngành nghề xem thị trường bất động sản là thị trường đầu ra, như ngành sắt thép, cát, đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở sau khi công trình nhà ở được hoàn thiện.

Đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đang gặp phải 6 điểm nghẽn sau:

Một là những vấn đề về pháp lý. Theo Bộ Xây dựng, khoảng 70% doanh nghiệp hiện nay đang bị vướng vào các vấn đề về pháp lý. Hơn 10 Bộ Luật đang xuất hiện những tồn tại cần được xem xét như đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, kể cả nhà ở xã hội – phân khúc thiết yếu nhất cũng bị ảnh hưởng.

Hai là nguồn vốn tín dụng, đặc biệt dành cho người mua nhà, cho thị trường người tiêu dùng.

Ba là các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu và nhiều kênh dẫn vốn khác đang trục trặc.

Thứ tư, theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hiện nay đang có tính chất không phù hợp với nhu cầu, chủ yếu là những hàng hóa nằm ở phân khúc cao cấp.

“Năm là hệ thống thông tin của chúng ta còn rất yếu để phục vụ cho các hoạt động đầu tư mua sắm trên thị trường, chưa có nhiều kênh thông tin phù hợp. Bên cạnh đó, niềm tin của các nhà đầu tư, người tiêu dùng trên thị trường đang bị sụt giảm”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết.

“Nếu chúng ta không tháo gỡ các điểm nghẽn nêu trên sẽ không thể thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và làm khó chung cho kế hoạch phát triển kinh tế chung của quốc gia”.

Luồng gió ấm từ Thủ tướng đã không để “niềm tin thị trường tê lạnh trong mùa đông”

Trước những khó khăn của thị trường, gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có những hành động rất kịp thời, mà đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ví như “tạo ra những luồng gió ấm, không để cho niềm tin của thị trường bất động sản bị tê lạnh trong mùa đông sắp đến”.

Cụ thể, vừa qua, Chính phủ đã thành lập tổ công tác theo Quyết định 1435/QĐ-TTg nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc. Tiếp đó Chính phủ lại có Công điện 1164/CĐ-TTg để đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435 trước đó, trong đó nhắc đến các doanh nghiệp bất động sản với các vấn đề phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Đồng thời là hàng loạt các công điện gửi đến các bộ ngành như Bộ Tài chính để yêu cầu xem xét các vấn đề đang tạo điểm nghẽn cho thị trường, cho doanh nghiệp như tín dụng, phát hành trái phiếu…

“Chúng tôi đánh giá động thái của Thủ tướng, của các bộ ngành hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường khởi sắc trở lại, sẽ không bùng nổ như trước nhưng sẽ có tính ổn định, chắc chắn cho sự phát triển”.

“Mấy tuần nay, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin trên thị trường có yếu tố tích cực, điểm sáng ở một số khu vực, dự án. Trong đó, nhiều dự án có tính chất phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư, người tiêu dùng đang đc mở bán và có tín hiệu hấp thụ khá tốt, cho thấy thị trường đang có lực cầu rất tốt nếu có sản phẩm phù hợp với thị trường”, ông Đính nhận định.

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0