Tại sao hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối?

Thẻ tín dụng đang dần chiếm ưu thế trong việc thanh toán bởi sự tiện lợi và các chế độ ưu đãi mà loại thẻ này mang lại. Cũng vì vậy mà số lượng khách hàng mong muốn mở thẻ tín dụng ngày càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng được duyệt hồ sơ mở thẻ, nhiều trường hợp bị từ chối yêu cầu.

Tại sao hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối?

Nhưng thực tế trong việc sở hữu được thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay còn đang gặp phải rất nhiều những khó khăn, hiện nay chỉ có 30% các hồ sơ đăng ký lên hệ thống được mở thẻ tín dụng thành công. Điều này đồng nghĩa, cứ 100 người đủ điều kiện mở thẻ tín dụng thì sau thẩm định chỉ có 30 người được cấp thẻ.

Thường thì có rất nhiều các lý do từ chối khiến người mở thẻ tín dụng rất bất ngờ, đặc biệt với những người nghĩ rằng mình là đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng. Bởi vì các ngân hàng phát hành thẻ phải xem xét và phê duyệt có rất nhiều các yếu tố trên hồ sơ đăng ký để giảm thiểu rủi ro khách hàng không đủ khả năng trả lại số tiền đã chi tiêu.

Tại sao hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối?

Có nhiều lí do khác nhau khiến một người bị từ chối mở creditcard. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

Chưa đủ tuổi để mở thẻ tín dụng

Căn cứ vào điều 16 thông tư 19/2016/TT – NHNN quy định độ tuổi mở creditcard như sau: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên hiện nay có những ngân hàng quy định độ tuổi mở thẻ là khách hàng phải đủ 22 tuổi trở lên. Nguyên nhân là đa số người dưới 18 tuổi đều là học sinh, sinh viên chưa có thu nhập ổn định hàng tháng, và chưa biết cách quản lý tài chính tốt, nên có thể dẫn đến việc khó trả nợ ngân hàng.

Thu nhập hàng tháng thấp hơn yêu cầu của ngân hàng

Điều kiện đầu tiên trước khi đăng ký mở creditcard của các ngân hàng lúc nào cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng. Nhà phát hành thẻ thường sẽ yêu cầu một mức thu nhập tối thiểu, nhưng không phải lúc nào họ cũng để rõ trên hồ sơ khi làm thẻ. Các khoản thu nhập tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ của từng ngân hàng phát hành thẻ mà bạn lựa chọn mở thẻ.

Nếu thu nhập của bạn không đủ điều kiện về mức tối thiểu mà bên phát hành thẻ yêu cầu thì chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối.

Đã mở quá nhiều thẻ tín dụng

Không có một quy định rõ ràng về một người có thể mở tối đa bao nhiêu creditcard. Tuy nhiên, nếu bạn đã sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng bạn sẽ bị ngân hàng “nghi ngờ” đến khả năng “trả nợ”. Ngân hàng sẽ xem xét tổng số dư nợ của bạn trên tất cả các thẻ tín dụng hiện có và so sánh với thu nhập của bạn.

Do đó, nếu bạn đã mở quá nhiều thẻ tín dụng hoặc có dư nợ quá nhiều, điều này có thể tạo ra một ấn tượng không tốt và làm tăng khả năng từ chối mở creditcard mới. Nếu ngân hàng đánh giá rằng, việc mở thêm thẻ tín dụng mới có thể làm gia tăng nguy cơ nợ nần của bạn hoặc làm cho bạn gặp khó khăn trong việc trả nợ, họ có thể từ chối yêu cầu của bạn.

Lịch sử tín dụng không tốt

Thông tin về lịch sử tín dụng của bạn sẽ là yếu tố trực tiếp để quyết định đến việc hồ sơ mở creditcard của bạn được đồng ý hay bị từ chối. Điểm tín dụng chính là tấm gương phản chiếu thói quen sử dụng thẻ tín dụng của bạn. Điểm tín dụng càng thấp cho thấy bạn thường xuyên sử dụng tiền vượt hạn mức, trả nợ creditcard, trả nợ khoản vay trễ hạn khiến cho bạn bị mất điểm trong mắt của các ngân hàng.

Tại sao hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối?

Còn có quá nhiều khoản nợ

Có càng nhiều khoản nợ thì khả năng bạn đăng ký một tài khoản tín dụng mới sẽ càng khó. Dù bạn có một mức lương thu nhập ổn định thì nhà phát hành thẻ cũng phải xem xét lại những khả năng chi trả thanh toán hàng tháng của bạn khi đã trừ các khoản thanh toán khác những khoản nợ trước.

Không có công việc ổn định

Những thông tin hợp đồng lao động cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấp thẻ cho bạn. Nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc hoặc có một thời gian bị thất nghiệp thì nhà phát hành thẻ có thể xem việc làm và thu nhập của bạn không ổn định. Vì thế bạn phải chờ cho đến khi bạn có một công việc mới ít nhất từ ba đến sáu tháng trước khi nộp đơn xin mở thẻ tín dụng.

Hồ sơ mở thẻ bị thiếu

Nếu bạn đăng ký hồ sơ mở creditcard một cách vội vàng thì rất có thể vô tình sẽ thiếu những thông tin cần thiết. Nhà phát hành thẻ luôn yêu cầu phải có các thông tin quan trọng bao gồm có họ tên, địa chỉ, mức thu nhập hằng tháng, bảng sao kê lương, hợp đồng lao động…

Nếu trường hợp bạn bị thiếu một trong các thông tin này, ngân hàng sẽ từ chối ngay hồ sơ đăng ký mở thẻ của bạn. Trong trường hợp này, bạn phải làm đơn xin mở thẻ lại.

Lý do bảo mật

Có một số trường hợp tổ chức tài chính sẽ bác bỏ yêu cầu mở thẻ của bạn vì lý do bảo mật. Hệ thống nhận thấy hoạt động của bạn có vẻ đáng ngờ và có nguy cơ lừa đảo cao.

Bạn phải làm gì khi hồ sở mở thẻ tín dụng bị từ chối

  • Nếu bạn bị từ chối vì những nguyên nhân có thể khắc phục được như giới hạn độ tuổi, về mức thu nhập thì hãy nhanh chóng khắc phục yếu tố này. Hãy đợi đến khi bạn đủ tuổi. Hãy tìm cách gia tăng thu nhập của bạn theo quy định của ngân hàng.
  • Nếu bị từ chối về điểm tín nhiệm hãy nhanh chóng khắc phục bằng cách thanh toán các khoản nợ vay còn tồn đọng một cách đầy đủ. Thanh toán số dư càng cao thì cơ hội cải thiện tín nhiệm càng lớn.
  • Nếu bị từ chối vì cung cấp thông tin cá nhân còn sai lệch thì đừng bỏ qua việc bổ sung và làm mới thông tin theo chiều hướng có lợi nhất để ngân hàng nhanh chóng duyệt hồ sơ của bạn.
  • Nếu bị từ chối vì đã mở quá nhiều creditcard từ các ngân hàng khác thì bạn cũng nên xem xét lại việc đóng bớt các thẻ tín dụng nếu không có nhu cầu xài. Càng nhiều thẻ tín dụng thì điểm tín nhiệm của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Tổng hợp

 

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? So sánh thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân

Tin tức Hay Zữ
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0